Trang Thông tin điện tử

xã Kim Mỹ - Huyện Kim Sơn

Thứ sáu, 10/05/2024
Chào mừng bạn đến Trang thông tin điện tử UBND xã Kim Mỹ

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

Thứ ba, 07/01/2020

I. Phòng chống suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi

          1.Suy dinh dưỡng là gì?

          Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và proteincũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. SDD làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chât, tinh thần và vận động của trẻ.

          2. Nguyên nhân

Do dinh dưỡng: nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoăc mất sữa cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng.

          Do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.

          Do ốm đau kéo dài: trẻ mắc bệnh nhiểm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…

          Do điều kiện kinh tế xã hội.

          3. Những trẻ có nguy cơ dễ bị suy dinh dưỡng.

Trẻ từ 6-18 tháng tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất vì lứa tuổi này bắt đầu ăn bổ sung và giảm dần bú mẹ. Trẻ thấp cân (dưới 2500g). Trẻ không được bú sửa mẹ trong năm đầu.Trẻ thường xuyên bị mắc bệnh nhiểm khuẩn, tiêu chảy, viêm phổi.Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, có nguy cơ bị SDD.Trẻ sống trong gia đình đông con, kinh tế khó khăn. Trẻ không được ăn đúng và đủ theo lứa tuổi: Nhiều mẹ nghĩ để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm chỉ cần cho ǎn bột muối, thức ăn dặm thiếu dầu mỡ, thức ǎn động vật, rau xanh, hoa quả Người mẹ bị suy dinh dưỡng: Người mẹ trước và trong khi mang thai ǎn uống không đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể đẻ ra đưa con nhẹ cân, còi cọc. Đứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này. Người mẹ bị suy dinh dưỡng, ǎn uống kém trong những tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa, do đó đứa con dễ bị suy dinh dưỡng. Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng: Đây là tình trạng hay gặp ở nước ta. Chế độ nuôi dưỡng không hợp lý khi trẻ bệnh là một nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng sau mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi. Thiếu chǎm sóc hay đứa trẻ bị “bỏ rơi”: Ngoài chǎm sóc về ǎn uống, để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm đứa trẻ cần chǎm sóc về sức khoẻ (tiêm chủng, phòng chống nhiễm khuẩn), chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh vấn đề chủ quan của phần đông người lớn

          4. Hậu quả của SDD là

          - Tăng nguy cơ mắc bệnh: nhiểm trùng hô hấp, tiêu chảy….

          SDD là điều kiện thuận lợi để các bệnh này xẩy ra và kéo dài, mắc bệnh làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng, vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.

          - Chậm phát triển thể chất: ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ. Nếu tình trạng SDD kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ càng bị ảnh hưởng trầm trong hơn.

          - Chiều cao của trẻ được quy định bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính là điều kiện cần thiêt để trẻ đại tối đa tiềm năng di truyền của mình.

          - Chậm phát triển tâm thần: trẻ suy dinh dưỡng thường là thiếu nhiều chất, trong đó có những chất rất cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ.

          - Trẻ bị SDD thường bị chậm chạp, lờ đờ, vì vậy giao tiếp xã hôi thường kém, kéo theo giảm khả năng tiếp thu trong học tâp, giảm khả năng tiếp thu trong học tâp.

          5. Xác định suy dinh dưỡng

         Sử dụng biểu đồ tăng trưởng để đánh giá tình trạng SDD. Kết quả nằm từ trong kênh -2 đến +2 là bình thường. Nếu kết quả của trẻ nằm ở kênh dưới -2 và -3 là SDD vừa và nặng.

          6. Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

+ Phối hợp với gia đình cho trẻ ăn đủ bữa, đủ chất phù hợp theo tháng tuổi, bổ sung dầu mỡ trong các bữa ăn.

          + Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: Thịt gà, trứng...

          + Thay đổi thức ăn thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng.

          + Giáo viên lồng ghép giáo dục trẻ ăn nhiều rau xanh và các loại quả chín

          để giúp trẻ phát triển chiều cao.

          + Vận động phụ huynh mua sữa đem đến trường cho trẻ uống thêm các loại sữa tăng chiều cao, tăng cân.

·         + Tuyên truyền cha mẹ ở nhà có thực đơn phù hợp đảm bảo đủ chất, đủ dinh dưỡng cho trẻ.

          + Giáo viên hình thành cho trẻ thói quen rửa tay trước bữa ăn, vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ăn.

          + Không để trẻ vừa ăn vừa chơi, vừa xem tivi, như vậy trẻ sẽ sao lãng việc ăn và không có thói quen cảm nhận mùi vị thức ăn.

          + Đảm bảo cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi thoáng mát, sạch sẽ

          + Đồ dùng đồ chơi của trẻ vệ sinh hàng ngày, hàng tuần sạch sẽ, khô ráo.
+ Ăn uống phải hợp lý về thời gian không nên cho trẻ tự do ăn uống.

          - Phòng chống thiếu vi chất bằng sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có tại địa phương. Chế độ ăn cân đối hợp lý phối hợp nhiều loại thực phẩm nên chia nhỏ bữa để trẻ ăn được nhiều hơn và chế biến mềm nhừ để dễ hấp thu. Với những trẻ bị duy dinh dưỡng vì bữa chính trẻ không ăn hết suất nên tăng thêm bữa phụ cho đến khi cân nặng của trẻ trở về bình thường hằng ngày theo dõi tình hình trẻ ăn ở trường nếu ngày nào trẻ ăn không tốt cần trao đổi với cha mẹ trẻ vào cuối ngày để cha mẹ trẻ tăng cường bữa ăn ở nhà .Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ bị suy .dùng giá đổ xanh để hóa lỏng bột đẻ tăng bột khô mà độ lỏng của bột không thay đổi cứ 10g bột cho 10 g giá đỗ giả nhỏ lọc lấy nước .Thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ về tình trạng dinh dưỡng của trẻ ,cách chế biến bữa ăn ở nhà để trẻ có chế độ dinh dương tốt nhất cả ở nhà và ở trường. Khi bị nhiểm trùng hoặc tiêu chảy phải điều trị và quan tâm chăm sóc dinh dưỡng trong và sau thời gian mắc bệnh. Nếu trẻ đang bú mẹ, phải tiếp tục cho bú, chế biến thưc ăn mềm, dễ tiêu hóa, cho trẻ ăn nhiều lần cho đến khi hồi phục trở về bình thường.

          7. Phòng chống suy dinh dưỡng

          Vận động nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý. Xây dựng thưc đơn hợp lý, đối với những nơi trẻ SDD nhiều tăng chất béo tối đa theo nhu cầu khuyến nghị. Theo dõi trẻ qua chấm biểu đồ tăng trưởng. Bữa ăn phải cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao: Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí. Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng thì sẽ gây béo phì, nếu để trẻ đói, ăn không đủ chất, đủ lượng , trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động và dẫn đến bị suy dinh dưỡng. Bữa ăn phải điều độ theo yêu cầu dinh dưỡng : Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung , luân phiên thay đổi món ăn giúp trẻ ngon miệng, chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh vấn đề chủ quan của phần đông người lớn. Dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.

Văn bản mới
Xem thêm
Video
Dữ liệu đang được cập nhật
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 78751

Trực tuyến: 2

Hôm nay: 16