Trang Thông tin điện tử

xã Kim Mỹ - Huyện Kim Sơn

Thứ hai, 23/12/2024
Chào mừng bạn đến Trang thông tin điện tử UBND xã Kim Mỹ

Đề cương tuyên truyền Nhân kỷ niệm 59 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2020) ngày “Vì Nạn nhân CĐDC”

Thứ ba, 04/08/2020

1. Thảm họa da cam ở Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ không chỉ dùng các loại bom đạn gây thương vong mà còn sử dụng cả chất độc da cam/dioxin, nhằm triệt hạ nguồn sinh sống của nhân dân Việt Nam, ngăn chặn bước tiến của các lực lượng vũ trang cách mạng. Ngày 15/01/1961, sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Kennedy đã tuyên bố dùng chất diệt cỏ để kiểm soát, ngăn chặn quân Cộng sản. Ngày 10/8/1961 là ngày đầu tiên Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam. Chỉ trong 10 năm (từ năm 1961 đến năm 1971) quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam, chứa 366 kg dioxin xuống 26.000 thôn, bản, với diện tích 3,06 triệu ha, bằng gần 1/4 tổng diện tích Miền Nam Việt Nam (trong đó có 44 triệu lít da cam/dioxin loại 2,4D và 2,4,5-T);  86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần...

Thực tế chứng minh, cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, dài nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người.

Đến nay, tại các sân bay quân sự Mỹ trước đây dùng để tập kết, vận chuyển chất độc hóa học, nồng độ dioxin vẫn còn rất cao, đặc biệt là các sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa Và Phù Cát.

Việc sử dụng chất da cam/dioxin ở chiến trường trong suốt 10 năm (1961 – 1971) đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, không chỉ huỷ hoại môi trường, các hệ sinh thái mà còn tác hại đến sức khỏe con người Việt Nam trong suốt 58 năm qua. Đã có gần 4 triệu người bị phơi nhiễm Dioxin, trong đó gần 3 triệu người bị nhiễm Dioxin ở Việt Nam. Thảm hoạ da cam với biết bao thảm cảnh không sao kể xiết. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. Chất độc da cam/dioxin có thể gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả các bộ máy sinh lý của cơ thể, gây ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, nội tiết, thần kinh. Tác động quan trọng trong gây đột biển gen và nhiễm sắc thể, từ đó gây nên các dị tật bẩm sinh, các tai biến sinh sản. Các bệnh phổ biến ở con, cháu nạn nhân CĐDC là dị dạng, dị tật hoặc tâm thần phân liệt… nó đã làm cho nhiều cặp vợ chồng hữu sinh vô dưỡng không được làm cha, làm mẹ và ngược lại có hàng triệu cặp vợ chồng sinh từ 2 - 6, 7 người con đều bị tật nguyền, vô thức hoặc chết dần, chết mòn. Có gia đình cả 15 người con đều là nạn nhân, hiện có 3 con còn sống. Họ sinh và nuôi con mà ruột đau như cắt, nuôi con càng nhiều năm gia cảnh càng nghèo, con càng lớn càng đau khổ, nỗi khổ đeo đẳng cho cha, mẹ, ông bà và dòng họ trong suốt cuộc đời. Những ông bố, bà mẹ thì mang trong người những căn bệnh ung thư, bệnh nan y khác đang gặm nhấm từng tế bào giằng xé nỗi đau và cuộc sống của họ. Đặc biệt là CĐDC có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4.

Đời sống vật chất, tinh thần của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam còn rất khó khăn, thiếu thốn, nhất là những gia đình có nhiều nạn nhân, nạn nhân bị bệnh nặng, bệnh tật thường xuyên tự phát. Các nạn nhân là dân thường không còn khả năng sản xuất, không có nguồn thu. Mức chi phí nuôi dưỡng chữa bệnh lớn, vượt qua ngoài khả năng thanh toán của gia đình. Có thể nói “ Nạn nhân chất độc da cam là những người nghèo nhất trong những người nghèo, những người đau khổ nhất trong những người đau khổ”.

2. Công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học:

Chất độc da cam/dioxin không chỉ gây ra hậu quả cho người Việt Nam mà còn gây hậu quả cho cựu chiến binh Mỹ, Hàn Quốc, Austraulia, New Zealand tham chiến tại Việt Nam bị phơi nhiễm chất da cam. Họ đã lên tiếng đấu tranh đòi chính phủ Mỹ và nhà nước phải tập trung giải quyết hậu quả, bồi thường cho họ và con của họ.

Thảm họa da cam ở Việt Nam đã để lại hậu quả hết sức nặng nề, Đảng, Nhà nước ta xác định công cuộc khắc phục hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe con người là một vấn đề cấp bách, lâu dài, là trách nhiệm của cấp ủy đảng chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng quan tâm đến việc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ gây ra, cụ thể như: Đã ban hành nhiều văn bản về chủ trương, đường lối chính sách, nhằm giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Các văn bản đó đã xác định và nêu rõ: “ Việc giải quyết hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và công tác chăm sóc giúp đỡ nạn nhân CĐDC là vấn đề lâu dài, vừa quan trọng và cấp bách hiện nay”.

- Về môi trường: Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo hoạt động khoa học và hợp tác nghiên cứu tẩy độc khắc phục ô nhiễm dioixn ở các điểm nóng như: sân bay Đà Nẵng, sân bay Phù Cát (Bình Định), sây bay Biên Hòa (Đồng Nai). Cơ quan phát triển Hoa Kỳ USAID đã cùng Bộ Quốc phòng Việt Nam khởi động dự án tẩy độc sân bay Đà Nẵng, trị giá 43 triệu USD và sân bay Biên Hòa, trị giá 390 triệu USD.

Về chế độ, chính sách đối với nạn nhân CĐDC: Kể từ năm 1998 đến nay, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh ưu đãi người có công, trong đó quy định người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con, cháu họ được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước… hàng loạt chính sách của Nhà nước được ban hành nhằm quan tâm hơn nữa đến người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được thực hiện. Hàng năm Nhà nước đã dành khoản ngân sách khoảng 10.000 tỷ đồng để trợ cấp hàng tháng, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam.

Đặc biệt ngày 14/5/2015, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 43- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Chỉ thị nêu rõ “Công tác khắc phục hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe con người là vấn đề cấp bách và lâu dài, là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị”.

Bài liên quan
Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 99898

Trực tuyến: 60

Hôm nay: 71