Trang Thông tin điện tử

xã Kim Mỹ - Huyện Kim Sơn

Thứ hai, 23/12/2024
Chào mừng bạn đến Trang thông tin điện tử UBND xã Kim Mỹ

Ý nghĩa của Ngày Dân số Việt Nam 26/12

Thứ năm, 26/12/2019

Ngày Dân số Việt Nam ra đời xuất phát từ Quyết định 326/TTg, do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký. Và ngày 19/5/1997, tại Quyết định số 326, Thủ tướng Chính phủ đã lấy ngày 26/12 hằng năm làm Ngày Dân số Việt Nam. Như vậy thì tại sao ngày 26/12 được chọn làm ngày dân số Việt Nam?

Vào những thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX, giữa lúc đất nước đang có chiến tranh và bị chia cắt làm hai miền, vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc vừa tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam để thống nhất đất nước. Với sự quyết tâm và nỗ lực của cả dân tộc, chúng ta đã dành được những thành tựu lớn trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, xã hội vào những năm 1955 - 1957.

Tuy nhiên, từ năm 1958 trở đi sản lượng lương thực giảm trong khi tốc độ tăng dân số lại nhảy vọt từ 1,1% (1954) lên 3,93% (1960). Trong bối cảnh nói trên, ngày 26/12/1961, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã ra quyết định số 216/CP, về việc sinh đẻ có hướng dẫn, xuất phát từ thực tế về sự gia tăng dân số quá nhanh, gây cản trở đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một văn bản đánh dấu sự ra đời của công tác Dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) được triển khai thực hiện ở nước ta. Ngày 26/12/1961 là ngày ban hành một quyết định mang tính chất hết sức quan trọng, đánh dấu cho những bước đi đầu tiên của công tác dân số và hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác dân số - KHHGĐ trong cả nước. Quyết định 216-CP là quyết định mang tính nhân văn hết sức sâu sắc. Quyết định nêu rõ mục tiêu của việc hướng dẫn sinh đẻ là vì sức khỏe của người mẹ, vì hạnh phúc và hòa thuận gia đình, để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp.

Các giải pháp, bước đi thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu trên là huy động các Bộ, Ngành, Đoàn thể phối hợp, có sự phân công thống nhất trong hành động thực tiễn nhằm xã hội hóa công tác hướng dẫn sinh đẻ và việc chú trọng vận động tuyên truyền của các đoàn thể quần chúng kết hợp với cung cấp dịch vụ thực hiện sinh đẻ có hướng dẫn một cách dễ dàng, thuận lợi. Bước đầu là tổ chức thực hiện việc hướng dẫn sinh đẻ trong cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội, sau đó sẽ rút Kinh nghiệm và dần dần mở rộng trong nhân dân

Từ văn bản đầu tiên là Quyết định 216-CP, ngày 26/12/1961, sau này các văn bản mang tính toàn diện hơn được ban hành kịp thời giúp cho việc triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đạt hiệu quả cao như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, ngày 14/01/1993, rồi đến Chiến lược Dân số và Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2000. Sau đó là Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 ban hành ngày 22/12/2000, Pháp lệnh Dân số năm 2003, Nghị quyết 47/NQ-TW, ngày 22/3/2005 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; Pháp lệnh 08 sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh dân số và Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương (khóa XII) vừa qua đã ban hành về Công tác Dân số trong tình hình mới. Đây là hành lang pháp lý đảm bảo cho việc triển khai thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đạt hiệu quả./.

Bài liên quan
Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 100073

Trực tuyến: 92

Hôm nay: 246