Trang Thông tin điện tử

xã Kim Mỹ - Huyện Kim Sơn

Thứ hai, 23/12/2024
Chào mừng bạn đến Trang thông tin điện tử UBND xã Kim Mỹ

TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG NGÀY QUỐC TẾ GIẢM NHẸ THIÊN TAI (13/10/2018) CHỦ ĐỀ “GIẢM THIỂU THIỆT HẠI KINH TẾ DO THIÊN TAI”

Thứ ba, 01/10/2024

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định lấy ngày 13 tháng 10 hàng năm để kỷ niệm Ngày quốc tế phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai để nâng cao nhận thức của cộng đồng về những biện pháp cần thiết phải áp dụng để giảm thiểu các nguy cơ có thể gặp phải trong trường hợp xảy ra thiên tai cũng như khuyến khích mọi công dân và chính phủ tham gia xây dựng cộng đồng và đất nước có khả năng chống chọi thiên tai tốt hơn. Chủ đề của ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai năm nay là  “Giảm thiểu thiệt hại kinh tế do thiên tai”.

 Theo Chỉ số Rủi ro Thiên tai Toàn cầu 2018, Việt Nam là một trong 10 nước phải chịu tác động nhiều nhất của các sự kiện thời tiết cực đoan gây tổn thất. Kể từ những năm 1970, mỗi năm Việt Nam có tới trên 500 người tử vong do thiên tai và thiệt hại chiếm trên 1,5% GDP. Báo cáo về đóng góp quốc gia tự nguyện để ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam nhấn mạnh rằng thiệt hại do thiên tai vào năm 2030 có thể lên tới 3-5% GDP. Việc đảm bảo khả năng chống chịu của vùng ven biển trước thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra thực sự là nhiệm vụ của từng hộ gia đình, doanh nghiệp và chính quyền các cấp. Nhiều vùng duyên hải của Việt Nam hiện là vựa lúa của cả nước. Nếu không thiết kế tốt được khung chống chịu với thiên tai thì những trận thiên tai lớn sẽ còn làm tăng thêm thiệt hại về kinh tế cho Việt Nam.

        Hiện tượng El-Nino kéo dài gây ra hạn hán và xâm nhập mặn vào năm 2015-2016, trận bão Damrey năm 2017 và lũ lụt năm 2018 đã cho thấy tác động nghiêm trọng của cả thiên tai diễn biến chậm và bất ngờ ở Việt Nam, trong đó hầu hết các nhóm dễ tổn thương như người nghèo, trẻ em, phụ nữ và người dân tộc thiểu số phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất.  Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ về ứng phó và cứu trợ nhân đạo song vẫn còn nhiều việc phải làm để hiểu rõ được thiệt hại kinh tế do thiên tai quy mô lớn gây ra.

         Với trên 8 triệu USD từ Quỹ Cứu trợ Khẩn cấp Trung ương của Liên hợp quốc, từ năm 2016 đến năm 2018, Liên hợp quốc tại Việt Nam đã có cơ hội rất lớn được hỗ trợ Chính phủ, Hội chữ thập đỏ Việt Nam và nhiều Tổ chức phi chính phủ để giúp cho hơn 500.000 người dân giải quyết nhu cầu thiết yếu và cấp bách về nước, vệ sinh môi trường, sức khỏe, dinh dưỡng, an ninh lương thực và nơi ở. Liên hợp quốc và nhiều đối tác nhân đạo đang hoạt động tại Việt Nam để thực hiện nhiều bài học kinh nghiệm và nâng cao công tác hỗ trợ bằng cách tăng cường khung điều phối Quản lý Ứng phó với Thiên tai, chẳng hạn như Đánh giá Nhu cầu sau Thiên tai một cách nhanh chóng và chi tiết, nhằm tạo điều kiện thực hiện được khung khắc phục thiên tại một cách đầy đủ. Song phải thừa nhận rằng, tăng cường hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hỗ trợ cho nhiều đối tượng dễ tổn thương hơn chỉ là một phần trong nỗ lực rất lớn. Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi về chiến lược giảm thiên tai, từ cách tiếp cận ứng phó khẩn cấp đến cân bằng hiệu quả giữa ứng phó với thiên tai và giảm nhẹ rủi ro thông qua tăng cường khả năng chống chịu.   

       Ngay từ ngày xa xưa ông, cha ta đã rất quan tâm đến việc đối phó với thiên tai bão, lũ để phát triển sản xuất, phát triển đất nước. Nhiều công trình trị thủy, đặc biệt là hệ thống đê điều đã được xây dựng và tu bổ để đối phó với lũ, lụt nhằm bảo vệ sản xuất, an toàn tính mạng và tài sản của người dân. 

          Những năm gần đây, công tác phòng, chống lụt bão của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao, với phương châm “4 tại chỗ”, chủ động ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra. Chính phủ đã xây dựng chiến lược và đề ra nhiều biện pháp phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, huy động nhiều nguồn lực để phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, lũ, thiên tai gây ra như: củng cố hệ thống đê điều, xây dựng các hồ chứa nước để điều tiết lũ; tăng cường hệ thống dự báo, cảnh báo và thực hiện việc quy hoạch dân cư, quy hoạch phát triển có sở hạ tầng, chuyển đổi mùa vụ sản xuất để hạn chế thiệt hại; tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng….

         Mỗi năm, Chính phủ đã dành hàng nghìn tỷ đồng cho việc xây dựng, tu bổ đê điều, khắc phục hậu quả thiên tai. Hầu hết các công trình này đều đã và đang tham gia hiệu quả vào việc phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai cho đất nước. 

         Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ,Uỷ ban Quốc gia VBĐKH, Ban chỉ đạo TW về PCTT, Uỷ ban Quốc gia TKCN Chủ động tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác PCTT & TKCN của các đơn vị, địa phương, đặc biệt tại những địa bàn trọng điểm về bão, lũ;  ứng phó với thiên tai, lụt bão, tai nạn đã chủ động hơn và có nhiều chuyển biến tích cực góp phần hạn chế thiệt hại về người và tài sản do thiên tai, tai nạn gây ra.

            Thực hiện nghiêm túc công tác trực ban, trực chỉ huy 24/24 giờ trong ngày, sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó với thiên tai, lụt bão, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

        Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là thách thức lớn nhất đối với cả nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ làm cho các thiên tai trở nên khốc liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, có thể xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

            Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đã và đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có trong thời gian qua, đang là nỗi lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên những cơn bão có sức tàn phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, gây phá huỷ nhà cửa, công trình, hoa màu, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người.
            Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại gần 1 trong 5 “ổ” bão lớn của thế giới, nên diễn biến thời tiết, thủy văn rất phức tạp. Mùa bão trùng với mùa mưa, cộng thêm địa hình núi cao sườn dốc, đồng bằng hẹp, trũng là mối đe dọa thường trực đối với sinh hoạt và sản xuất của người dân. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, lụt, bão diễn biến hết sức phức tạp, bất thường với quy mô và hậu quả ngày càng nặng nề hơn, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, phá hủy, làm thiệt hại nhiều tài sản; đẩy cuộc sống của nhân dân vùng bão, lũ, thiên tai vào hoàn cảnh hết sức khó khăn.
       Trong hơn 30 năm qua tại Việt Nam, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế từ 1,0 - 1,5% GDP. 

         Năm 2014,tình hìnhthiên tai, lụt bão ở nước tagiảm về số vụ so với trung bình nhiều năm gần đây, tuy nhiên có nhiều diễn biến bất thường,bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện sớm hơn; mưa lớn, lũ quét xẩy ra nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung. Trong năm,đã có 5 cơn bão, 1 đợt áp thấphoạt động trên biển Đông;mưa lớn, lũ quét xẩy ra nhiều tại các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu vực miền Trungnhư Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam.....Mưa đá, lốc xoáy tại Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Bình.... gây thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.

         Để chủ động phòng, chống, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, bão lụt gây ra, các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước cần nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm, nghiêm túc xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai, lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn; tổ chức phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các lực lượng, ứng phó kịp thời, có hiệu quả với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, luôn sẵn sàng, đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản và cuộc sống của nhân dân. 

           Thực hiện tốt phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, lấy phòng ngừa là chính”. Tăng cường nắm, theo dõi sát tình hình để đề xuất các chủ trương chỉ đạo kịp thời.
            Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khi có thiên tai, bão lụt, sự cố xẩy ra, đề phòng tội phạm lợi dụng để trộm cắp tài sản nhà nước và nhân dân; cử cán bộ xuống tận địa bàn, nơi xẩy ra sự cố để cùng Công an địa phương xử lý, ứng phó, khắc phục hậu quả.Rà soát tất cả các loại phương tiện phòng chống thiên tai, lụt bão và cứu hộ, cứu nạn hiện có, đề xuất bổ sung kịp thời.

           Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền. Củng cố hệ thống tuyên truyền ở Công an các địa phương, sẵn sàng cơ động xuống tận nơi xẩy ra thiên tai để ghi hình đưa tin, tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân nâng cao ý thức phòng tránh.

             Tổ chức thực tập các tình huống và cách thức sử dụng các loại phương tiện; chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng phó với các tình huống. Các trường Công an thành lập các đơn vị dự bị chiến đấu để sẵn sàng huy động lực lượng phục vụ các yêu cầu công tác.

    Phát huy truyền thống vẻ vang những năm phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai, quân, dân huyện Lương Tài ra sức phấn đấu, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, lụt bão, thảm họa và các sự cố khác gây ra ./.

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 99848

Trực tuyến: 11

Hôm nay: 21